Các lễ hội lớn đáng chú ý của Nhật Bản
Tìm hiểu về các lễ hội lớn đáng chú ý của Nhật Bản, lễ hội truyền thống của Nhật bản cùng VisaPM
Tiếp theo seris giới thiệu về nước Nhật, bài này sẽ giới thiệu về các lễ hội đáng chú ý của Nhật Bản
Nhật bản là một nước mang theo trong mình những lễ hội đặc biệt, truyền thống, một bản sắc rất riêng của Châu Á. Đến với nước Nhật, bạn sẽ bắt gặp nhiều lễ hội diễn ra khắp nơi và quanh năm. Điểm một vài lễ hội lớn, mà theo VisaPM tổng hợp dựa trên đánh giá của các khách du lịch.
1. Lễ hội shogatsu
Giống như Việt Nam và một số nước châu Á khác vào dịp đầu năm mới, nước Nhật cũng có lễ hội riêng để đón chào năm mới. Trước đây Nhật cũng đón chào năm mới âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác, nhưng mấy năm gần đây họ đã chuyển dần sang đón năm mới theo lịch Dương.
Trong đêm giao thừa, người Nhật Bản ăn món mì trường thọ (toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp). Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an. Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm (hatsu moode), phong tục khai bút (kakizome) và phong tục mừng tuổi tiền (o toshi dama) cho trẻ con. Trong những ngay tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằn tre và cành thông và cái cổng chào này được gọi là kadomatsu.
2. Lễ hội Hanami
Lế hội này của Nhật được diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Dịp lễ này, người dân của xứ sở hoa Anh đào thường tổ chức những bữa tiệc, quây quần cùng nhau, uống rượu, ca hát, chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đang nở rộ.
Lễ hội này được gọi là quốc lễ của Nhật Bản bởi nó có lịch sử trải dài hàng ngàn năm từ khi xưa. Từ Hanami là từ ghép bởi hai từ “hana” mà “mi”, nó có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa, ngắm nhìn những bông hoa nở rộ đẹp lung linh dưới tiết trời tuyệt đẹp, đây là một lễ hội nổi tiếng bậc nhất của Nhật, được đông đảo người dân du lịch trên thế giới biết tên.
Vào các dịp lễ hội, người dân và khách du lịch Nhật Bản thường tập trung dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện và cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như sushi, cơm hộp bento và một loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Hanamizake.
3. Lễ hội Tanabata Nhật Bản
Đây là một lễ hội kỷ niệm – cầu chúc phước lành cho người dân Nhật Bản, một lễ hội có tính chất tâm linh. Mỗi khi tới ngày của lễ hội, bạn đi đến bất cứ đâu, đường phố nào đều thấy những cây tre với chiếc bùa cầu chúc an lành được treo trên cây tre và mọi người dân Nhật mặc trên mình trang phục KIMONO truyền thống. Đi kèm theo đó là các hoạt động âm nhạc, bắn pháo hoa,…tại một số điểm tập chung. Ở mỗi miền của đất nước lễ hội Tanabata lại có những nét riêng.
Lễ hội Tanabata ở Sendai, tỉnh Miyagi là lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất của Nhật Bản, với 400 năm lịch sử, không chỉ là một trong ba là lễ hội Tanabata lớn nhất Nhật Bản, mà còn là một trong ba lễ hội lớn ở vùng Đông Bắc. Lễ hội Tanabata ở Sendai tổ chức vào ngày 6 đến ngày 8 tháng 8 hàng năm, là lễ hội có quy mô lớn nhất thu hút nhiều du khách đến thăm.
Lễ hội ở Nhật Bản này được chia thành hai phần: Lễ hội pháo hoa Sendai và lễ hội Tanabata Sendai. Lễ hội pháo hoa Sendai là một lễ hội pháo hoa với màn trình diễn khoảng 16 ngàn viên pháo hoa khiến cho bầu trời đêm hề Sendai rực sáng.
4. Lễ hội Vu lan (Obon)
Trước đây ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17/7 hoặc tháng 8 dương lịch, tuỳ theo từng địa phương. Ngày lễ này gần giống với ngày xá tội vong nhân ở Việt nam, là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Nhiều nơi tổ chức vũ hội, múa các điệu múa cổ truyền (Bonodori). Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Tại nhiều vùng, các đèn lồng được thả trôi trên sông. Vào dịp này, nhiều người Nhật làm việc ở xa quê hương về thăm quê hương, đi thăm mộ người thân.
Ở Awa Odori (Shikoku) những đoàn người ăn mặc trang phục cổ truyền của người Nhật, múa điệu múa đặc trưng, tham gia vào đoàn diễu hành khắp các phố. Những người này đều được lựa chọn để múa các bài múa, các bài múa này đều có những động tác dứt khoát, tốc độ nên nhìn rất đẹp mắt như kiểu bạn thấy biểu diễn võ thuật vậy. Để có thể biểu diễn bài múa một cách điêu luyện và đều mắt như thế, họ phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả nhiều ngày trời.
5. Lễ Hội mùa hạ (Domatsuri)
Lễ hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Các lễ hội ở Nhật Bản này hiện nay vẫn được tổ chức đều đặn, và trong lễ hội, người ta tổ chức các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông, tiếp sau là những đoàn thuyền hộ tống. Một trong những lễ hội mùa hạ lớn nhất ở Nhật và hấp dẫn khách du lịch hàng năm là lễ hội Nebuta được tổ chức vào tháng 8 ở Aomori.
6. Lễ hội nông nghiệp ở Nhật Bản
Với người dân Nhật Bản từ xa xưa các lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức ở các vùng, với mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ mùa mới tốt tươi hơn.bội thu trong năm tới. Lễ hội độc đáo ở Nhật Bản này được tổ chức vào mùa thu. Vào dịp lễ hội người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên của đồng ruộng. Khi có lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch cho thần linh.
VisaPM tổng hợp.
Bài tiếp theo trong seris, VisaPM sẽ giới thiệu về Văn hóa ứng xử của người Nhật. Mời các bạn đón đọc