Vì sao bạn bị từ chối visa Nhật?
Hàng năm LSQ Nhật tiếp nhận một lượng lớn hồ sơ xin visa, trong đó số người thành công rất nhiều và số người bị từ chối cũng không ít. Vậy nguyên nhân là do đâu, hãy cùng Visa PM tìm hiểu vì những nguyên nhân dẫn đến việc bị từ chối visa:
- Passport trắng: không phải là nguyên nhân chính nhưng hộ chiếu đã từng đi một vài nước Đông Nam Á hay các nước ngoài khu vực thì tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.
- Tài chính, thu nhập tốt nhưng không chứng minh được bằng giấy tờ: nhiều người kinh doanh tự do, kinh doanh online,… thu nhập khủng mỗi tháng nhưng lại không chứng minh được công việc và nguồn tiền từ đâu.
- Vị trí công việc mà mức thu nhập không tương xứng: lương 3-4 triệu nhưng tài khoản chứng minh vài chục tỷ gây ra sự nghi ngờ từ phía lãnh sự.
- Thời gian lưu trú quá dài và không rõ mục đích.
- Những ràng buộc ở nước sở tại quá ít: nữ còn trẻ chưa kết hôn, công việc không ổn định,….
- Chứng minh tài chính quá ít: có visa Châu Âu và nghĩ không cần chứng mình tài chính nhiều dẫn đến bị từ chối.
- Mối quan hệ với người bên Nhật không rõ ràng: được người khác giới thiệu và không có giấy tờ chứng minh.
- Không nắm rõ địa điểm và thời gian khi đến Nhật: LSQ sẽ không tin tưởng khi cấp visa cho người không biết gì về nước của họ.
Tuy nhiên các bạn cũng có thể làm tăng độ chỉnh chu và sức thuyết phục của hồ sơ mình hơn khi nộp vào LSQ bằng một số thủ thuật sau. Ví dụ với một lịch trình du lịch logic, phù hợp cả không gian thời gian và lấy được sự tin tưởng từ phía LSQ Nhật vẫn là một lợi thế . Hãy cùng với Visa PM tìm hiểu và lưu ý một vài điểm khi làm lịch trình du lịch.
Để có được tỷ lệ đậu visa cao thì ngoài những các yếu tố về công việc và tài chính thì lịch trình du lịch cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý:
- Cách trình bày: đây là điểm đầu tiên giúp bạn lấy được điểm cộng từ phía lãnh sự, cần chú ý đến phong chữ, tiêu đề, cỡ chữ,…
- Số ngày dự định sẽ ở lại Nhật: số ngày không nên quá dài hay quá ngắn, nếu xin theo diện du lịch thì nên đi từ 5 – 6 ngày, diện thăm thân thì tùy trường hợp.
- Các điểm đến và hình thức tham quan vui chơi phải phù hợp với độ tuổi, mùa du lịch: đối tượng du lịch ở lứa tuổi trung niên thì nên chọn các địa điểm tham quan ngắm cảnh là chủ yếu (đền, công viên, bảo tàng,…), đối tượng là thanh thiếu niên thì nên chọn các địa điểm mang tính khám phá và trải nghiệm nhiều hơn (khu vui chơi, núi phú sĩ, đảo,…) và các điểm du lịch phải phù hợp với mùa mà bạn đi ( mùa hoa anh đào, mùa lá phong,…)
- Khoảng cách giữa nơi ở và các điểm bạn sẽ đến: khoảng cách di chuyển giữa nơi ở và các điểm đến không nên quá xa, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như là chi phí. Những điểm tham quan nên cách nhau từ 20 – 30 phút di chuyển là hợp lý.
Vậy còn chần chờ gì nửa mà không lên cho mình một lịch trình du lịch đầy tính thuyết phục. Visa PM sẽ cùng đồng hành với bạn trên mọi nẻo đường.